Chia sẻ ngắn

  • Cách thức đọc hạn sử dụng và mã vạch trên mỹ phẩm

    Mỹ phẩm xách tay đa dạng về nguồn gốc, xuất xứ để tránh mua phải hàng giả hàng kém chất lượng các bạn hãy giành chút thời gian để nghiên cứu về sản phẩm trước khi quyết định mua. Ngoài ra, đối với một số bạn gái, mỗi ngày hầu như không thể thiếu trang điểm mới có thể bước chân ra ngoài giao lưu và gặp gỡ. Tuy nhiên, ít ai biết được đối với đa số các mặt hàng trang điểm này, khi mở nắp sử dụng thì tuổi thọ của sản phẩm thật sự “không được kéo dài” như phái đẹp hay nghĩ. Đặc biệt, đối với những sản phẩm được nhập từ nước ngoài. Vậy làm thế nào để biết được hạn sử dụng của các sản phẩm cũng như giúp an toàn cho việc sử dụng mỹ phẩm. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài chia sẻ xem hạn sử dụng mỹ phẩm sau đây nhé.

    Duyenxinh.com xin chỉ các bạn về cách thức phân loại hạn sử dụng và cách thức đọc mã vạch.
    my-pham

    Expiration date: Những sản phẩm mỹ phẩm có hạn sử dụng dưới 30 tháng sẽ phải ghi rõ Hạn Sử Dụng trên bao bì. Các mẹ sẽ đọc thấy “Use by” hoặc “Best by” hoặc “Exp” trên bao bì. Với những sản phẩm này, các mẹ cứ theo hạn sử dụng mà dùng.

    Manufacture date: Những sản phẩm mỹ phẩm có hạn sử dụng trên 30 tháng sẽ KHÔNG phải ghi hạn sử dụng trên bao bì. Tuy nhiên, các sản phẩm luôn có batch code, code mà công ty mỹ phẩm dùng để check lô hàng sản xuất. Batch code luôn kèm thông tin về nơi sản xuất + tháng và năm sản xuất. Các mẹ có thể check ngày tháng sản xuất của sản phẩm trên trang http://checkcosmetic.net/ (Một số thương hiệu không có trên này)
    PAO (Period After Opening): Có một loại Hạn Sử Dụng nữa của mỹ phẩm “Hạn sử dụng sau khi mở nắp.” Rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm (thường là các sản phẩm chăm sóc da, foundation, primers, mascara,…) có ghi rõ hạn sử dụng sau khi mở nắp của sản phẩm. Các mẹ có thể tìm thấy thông tin này trên bao bì sản phẩm với ký hiệu như sau:
    lam-dep
    M = Month (Tháng). 12M tương đương với 12 tháng, hay 1 năm.
    Với những sản phẩm không ghi PAO thì thông thường hạn sử dụng sau khi mở nắp là 3 năm.

    1, Hãy kiểm tra thật kỹ để đảm bảo Mỹ phẩm được dán barcode từ nhà sản xuất:

    Rất nhiều mỹ phẩm xách tay tại Việt Nam được nhập khẩu là hàng nhái từ Trung Quốc, có một số đặc điểm cơ bản mà tất cả các sản phẩm hàng nhái khó có thể bắt chước được so với mỹ phẩm thật, đó là việc các Mỹ phẩm này dù được bắt chước được kiểu dáng tuy nhiên vẫn có nhiều chi tiết như font chữ, barcode in không thật có thể nhận ra bằng mắt thường. Nếu bạn đã từng sử dụng những sản phẩm từ châu Âu hãy giữ lại vỏ hộp để kiểm chứng và tìm ra nhưng chi tiết khác biệt so với các sản phẩm nhái về sau.

    2, Đọc mã vạch sản phẩm để biết ngày nguồn gốc xuất xứ

    Mã số hàng hóa (MSHH) là ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên , hể hiện như một thẻ để chứng minh hàng hóa về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng) này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác trên khắp các châu lục >>http://www.upcdatabase.com/itemform.asp Đến nay, trong giao dịch thương mại tồn tại 2 hệ thống cơ bản về MSHH: Một là, hệ thống MSHH được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Đó là hệ thống UPC (Universal Product Code), Hai là, hệ thống MSHH được sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại của thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á,…; trong đó phổ biến là hệ thống EAN (European Article Number). Trong hệ thống MSHH EAN có 2 loại ký hiệu con số: Loại EAN-13 và EAN-8. Nhưng vì cấu trúc phức tạp nên chúng tôi không đề cập ở đây. Nhưng dù là cấu trúc nào thì nó cũng có 1 điểm chung là 2-3 số đầu là mã số về quốc gia (tùy nước, vd VN la 893 trong khi Anh la 50), còn lại là mã doanh nghiệp và mã hàng hóa

    VD như thế này:

    ma-vach

    Mã vạch (Bar code) là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó. Mã vạch EAN-13 hoặc mã vạch EAN-8 là những vạch tiêu chuẩn có độ cao từ 26,26 mm đến 21,64 mm và độ dài từ 37,29 mm đến 26,73 mm. Cũng có những trường hợp ngoại lệ đối với một số sản phẩm hàng hóa: MS tập hợp trên 13 chữ số đi với MV không có độ cao, độ dài nêu trên mà dải phân cách MV dài hơn, ngắn hơn. Ví dụ như vật phẩm điện thoại di động hiện nay, MS-MV rất đặc trưng.
    Đối với điện thoại di động, về MS, ta thấy có tới 15 chữ số mà chiều cao MV nhỏ hơn 10 mm. Biểu tượng MS-MV không in dán phía ngoài mà in dán phía trong máy. Ngoài ra cũng có một số vật phẩm khác có MS-MV không theo quy tắc trên nhưng vẫn đảm bảo các tiện ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, được EAN quốc tế cho lưu hành.

    Còn đây là mã quốc gia:

    tumblr_inline_n7tjjjYsy21sic8nn

    Lưu ý nó chỉ thị quốc gia ở đó người ta phát hành mã này chứ không nhất thiết là xuất xứ của sản phẩm. VD dầu gội L’oreal Professionel ghi made in la Spain nghĩa là L’oreal có nhà máy sản xuất hoặc sản xuất hộ ở Spain, nhưng nơi xuất khẩu hàng ra các store hay các nước khác vẫn là L’oreal Professionel ở Pháp vì vậy trên mã vạch 2 số đầu thường là ghi từ 30-37. 3, Mã vạch cũng giúp bạn biết được ngày sản xuất của hàng hóa: Các dòng mỹ phẩm tại Châu Âu thường không có hạn sử dụng giống như các mỹ phẩm sản xuất tại châu Á (cá biệt vẫn có một số sản phẩm có thời hạn sử dụng). Trên vỏ hộp các loại mỹ phẩm xách từ châu âu thường không ghi rõ ngày sản xuất và chỉ có một biểu tượng chỉ ra hạn sử dụng là một hình trụ mô phỏng sản phẩm được mở nắp với các chữ số 6 M hoặc 12 M, nói lên thời hạn sử dụng của Mỹ Phẩm sau khi mở nắp là 12 tháng hoặc 6 tháng. Tuy nhiên bạn có thể đọc Barcode của sản phẩm để biết được ngày xuất xưởng của sản phẩm. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu sơ về Batch Code. Batch code là 1 ký hiệu gồm 1 dãy số và chữ do doanh nghiệp in trên sản phẩm nhằm để đánh dấu thời gian sản xuất của sản phẩm. Batch code khg chỉ cho ta biết ngày sản xuất để dựa vào đó mà biết hạn sử dụng của sf , mà nó còn là 1 dấu hiệu để ta so sánh hàng thật và nhái. Vì mỗi hãng đều có những cách batch code nhất định, nêu nếu cùng 1 hãng sf mà cách ghi batch code khác thì có thể là hàng nhái. Hoặc ta so sánh batch code được in trên sản phẩm và in trên bao bì có khớp với nhau không…. Thông thường mỗi cty có 1 thói quen ghi batch code khác nhau, nguyên tắc họ ghi batch code là có từ đâu thì shop khg rõ, nhưng tạm là có những cách ghi batch code phổ biến sau: a/ Với các sản phẩm thuộc Estee Lauder Groups như MAC, Estee Lauder, Clinque, Origins or La Mer thường ghi batch code 3 chữ số AXX hoặc ABX trong đó chữ đầu tiên A là chỉ location, số X đầu (hoặc chữ B thứ 2) chỉ tháng (vì tháng có thể ký hiệu bằng chữ hoặc số) và số X thứ 2 chỉ năm * 1 = January * 2 = February * 3 = March * 4 = April * 5 = May * 6 = June * 7 = July * 8 = August * 9 = September * A = October * B = November * C = December VD Trên sản phẩm MAC ghi A87 nghĩa là sf này được sản xuất vào tháng 8 năm 2007.

    b/ Các brands thuộc L’oreal Group như L’oreal, Lancome, Biotherm, Helen Rubinstein, Kiehl’s or The Body Shop thì có dạng ABXXX or AABMXX trong đó A hoặc AA chỉ location (có thể là số nữa, ký hiệu cho xí nghiệp sản xuất), B là năm sản xuất, M là tháng sản xuất, còn XXX là ngày sản xuất trong năm hoặc đợt sx trong tháng. Năm được tính từ chữ cái A trong bảng chử cái ứng với năm 2004, nghĩa là tới năm 2010 là chữ G, chữ Z được bỏ vì trong giống số 2. Tháng thì:

    * 1 = January
    * 2 = February
    * 3 = March
    * 4 = April
    * 5 = May
    * 6 = June
    * 7 = July
    * 8 = August
    * 9 = September
    * O= October
    * N= November
    * D = December

    Vd AE306 nghĩa là sản xuất ở nhà máy Aulnay (Pháp), E là năm 2008, 306 là ngày sản xuất thứ 306/365 ngày.
    40GN08 trong đó 40 chỉ nhà máy Sicos (Pháp), G là năm 2010, N là tháng 11, 08 là sx đợt thứ 8 trong tháng 11 (+_+ rõ rối, dù Pin đã biết từ lâu nhưng vẫn loạn xà bần :Sick

    c/ L’Occitane thì có 3 số trong đó 2 số đầu chỉ số tuần còn số cuối chỉ năm

    d/ Christian Dior là 1 dãy chữ và số nhưng quan trọng là 2 chữ số đầu với số đầu chỉ năm, và chữ tiếp theo chỉ tháng (A-M chỉ tháng 1-12, chữ I bị bỏ vì dễ nhầm với số 1)

    e/Về hạn sử dụng của Bath&Body Works, Victoria Secret, thời gian sử dụng là 2-3 năm nếu sản phẩm chưa bị mở ra. Bình thường, BBW chỉ ghi ngày sản xuất và nếu chưa mở ra thì mình có thể để trong 3 năm. Các chị check thế này, ở dưới đáy chai luôn luôn có ghi 4 số và sau đó là chữ xen số. Chẳng hạn code: 0319B4A1, số khởi đầu là năm,là số 0 như vậy năm sản xuất là 2010, 3 số tiếp theo là 319, là ngày thứ 319 của năm 2010, như vậy thì tầm 14-15/ 11 /2010 đấy. Còn 4 code phía sau B4A1 là code của vendor.

    Tiếng anh

    Bath & Body Works :

    Hi Everyone! Unless the product has a specific expiration date, a product shelf life is 2-3 years. Our products that have an actual expiration date on them usually have an active ingredient (such as SPF) that expires prior to our normal 2-3 year shelf life. The shelf life begins from the date of production. You can determine this date by reading the batch code. Batch codes are a combination of numbers and letters that are either stamped into the bottom of the product or crimped into the top seam of the tube. For example, for a product made in 2011 the first digit will be 1. If a product was made 1.25.11, then the batch code will be 1025XXXX (1 being the year, 025 being the day and the X’s being the vendor code and filing information)

    f/Về hạn sử dụng kem chống nắng Banana Boat thì bạn có thể kiểm tra trên trang http://checkcosmetic.net/ dưới thương hiệu của mỹ phẩm Olay, Nivea, Vaselinevì có chung quy định ký hiệuBạn tìm dưới đít chai sẽ thấy dãy số, ví dụ như 13054HF, 13098MF…. h/Về hạn sử dụng mỹ phẩm của Neutrogena và Aveeno (Cùng thuộc tập đoàn Johnson) : Các sản phẩm dùng dưới 2 năm thì mình không nói ở đây vì họ đã ghi cụ thể trên bao bì, tuy nhiên với các dòng khác sử dụng trên 3 năm thì các bạn có thể kiểm tra bằng cách vào http://checkcosmetic.net/ >>> Chọn thương hiệu Neutrogena và nhập dãy số sau chữ LOT….vào sẽ ra năm sản xuất và hạn sử dụng.

    Nguồn: Tổng hợp

  • 5 lỗi “kinh điển” nhất bạn thường mắc phải khi dùng phấn lót

    Nếu bạn cảm thấy vô cùng thất vọng sau mỗi lần trang điểm không thành công. Đừng vội đổ lỗi cho nhan sắc của mình. Có thể do cách bạn dùng đồ trang điểm chưa tinh tế, trong đó phấn lót có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ gương mặt của mình. Trong bài viết này, chúng ta hãy khám phá những lỗi dùng phấn lót kinh điển nhất mà bạn có thể mắc phải.
    1. Chọn màu phấn đúng với màu da
    trang-diem
    Đây là một trong những lỗi trang điểm phổ biến nhất của rất nhiều chị em phụ nữ. Thực tế, màu phấn nhìn đúng với màu da nhưng khi phủ lên da lại có sự chênh lệch màu sắc rõ nét giữa vùng da trang điểm và vùng da không trang điểm. Trong trường hợp này, tốt nhất, bạn nên chọn phấn lót có tông màu đậm hơn màu da của bạn một chút, ví dụ như màu vàng đồng hoặc vàng trầm.